10 Loài cá dọn bể vệ sinh hồ siêng năng và hiệu quả nhất hiện nay.
Cá dọn bể là loài cá được nuôi trong hồ thủy sinh ngoài tính năng làm cảnh, chúng còn có khả năng ăn những thức ăn thừa, rong rêu, lá cây mục, xác động thực vật… Cá dọn bể được chia thành 3 loại chính: cá ăn bề mặt, cá ăn tầng giữa, cá ăn tầng đáy.
Sau đây, hãy cùng Hotsale Mua Sắm tham khảo các loài cá dọn bể vệ sinh hồ siêng năng và hiệu quả nhất hiện nay nhé.
1/ Cá Nô Lệ
Cá Nô Lệ là loại cá khá phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Chúng thích hợp nuôi trong hồ thủy sinh có nhiều thực vật. Cá có thể mút rêu trên thành bể và lá cây trong bể thủy sinh mà không làm hỏng cây, ăn các thức ăn thừa của cá,… Chúng thường sống ở tầng đáy hoặc tầng giữa.
Loại cá này khá hiền và nhút nhát, nên có thể sống một cách hòa bình và nuôi chung với nhiều loại cá khác. Tuy nhiên loại cá này rất thích đeo bám trên người các loài cá khác để mút nhớt và có thể làm chết cá. Vì vậy không nên nuôi quá nhiều cá Nô Lệ trong bể thủy sinh.
2/ Cá chuột dọn bể
Cá chuột dọn bể có thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu, có nhiều loại với màu sắc đa dạng, có bộ râu ngộ nghĩnh nên được nhiều người yêu thích chọn nuôi để dọn bể cá nhà mình.
Dòng cá này sống ở tầng giữa và tầng đáy, chúng thường ủi tầng đáy để ăn những thức ăn thừa, giúp cho đáy của bể luôn sạch sẽ.
Cá chuột dễ nuôi, hiền lành nên có thể sống chung với các loại cá khác trong hồ thủy sinh. Loài cá này có tuổi thọ tương đối cao, nếu chúng được sống trong điều kiện môi trường tốt thì tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm.
3/ Cá chùi kiếng (cá lau kính)
Cá chùi kiếng hay còn gọi là cá lau kính với khả năng dọn bể tuyệt vời, là loại cá vệ sinh hồ phổ biến nhất ở Việt Nam. Chúng là loài ăn tạp nên có thể ăn bất kỳ loại thức ăn gì.
Thức ăn của chúng chủ yếu là tảo, các loài giáp xác nhỏ, rong rêu, thức ăn thừa ở tầng mặt hoặc tầng đáy, trên bề mặt thân cây hay đá trong bể thủy sinh.
Tuy nhiên bản tính của cá chùi kiếng khá hung hăn nên cần cẩn thận khi nuôi chung, vì chúng có thể tấn công các loại cá khác.
4/ Cá tỳ bà bướm
Cá Tỳ Bà Bướm là một dòng cá rất chăm chỉ và có hình dáng bắt mắt giống như một chú cá Sam mới nở bám sát lấy mặt kính, lũa hoặc các lá cây để hút rêu hại bám vào đó.
Trong môi trường tự nhiên, loài cá Tỳ bà cánh bướm thường sống ở suối hoặc dòng sông có dòng chảy mạnh, do đó khi đưa vào bể có lưu lượng nước chảy cao thì chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
5/ Cá Bút Chì Thái
Cá Bút Chì Thái là dòng cá rất năng động được nhiều người sử dụng để xử lý các vấn đề về rêu hại trong bể cá đặc biệt là rêu tóc. Chúng ăn rêu tóc khá tốt và chăm chỉ khi đang đói nếu bể của bạn có ít nguồn thức ăn, còn lúc no chúng lại rất lười.
6/ Cá Otto dọn bể
Cá Otto hay Oto là dòng cá thủy sinh hiền lành và chăm chỉ được nhiều người yêu thích. Chúng có màu sắc ưa nhìn, đặc biệt trên thân có một dãy màu đen chạy từ miệng đến đuôi và loài cá này sử dụng miệng của mình để ăn rêu, tảo bám trên thành hồ, cây thủy sinh đang phân hủy…
Cá Otto rất dễ nuôi không cầu kỳ trong việc ăn uống, đặc biệt không phá phách, không mút nhớt cá khác. Đây chắc chắn là dòng cá phù hợp để chăm sóc bể thủy sinh và ăn rêu hại tốt nhất hiện tại.
7/ Cá Bác sĩ
Cá Bác sĩ loài cá sống ở tầng đáy, có thân hình thon dài màu nâu vàng. Đây cũng là một dòng cá dọn bể rất chăm chỉ, khá ôn hòa và thích hợp thả chung với các loài cá khác.
Cá Bác sĩ tương thích với những bể thủy sinh có lưu lượng nước cao, chúng thường bám vào các mặt lá cây thủy sinh ăn rêu hại và loại bỏ bụi bẩn bám trên lá cây.
8/ Cá Trực Thăng
Cá Trực Thăng là dòng cá rất thú vị, có ngoại hình như những chiếc trực thăng đậu tại bể thủy sinh của bạn. Chúng đa dạng về chủng loại, có tính cách ôn hòa, đôi khi lại khá nhút nhát.
Dòng cá này chuyên bám trên tán lá hoặc thành bể kính để có thể ăn rêu hại và xử lý thức ăn thừa ở bề mặt tầng đáy của bể.
9/ Cá Chạch Culi
Dòng cá này mới được người chơi thủy sinh sử dụng gần đây để dọn thức ăn tầng đáy. Loài cá lạ lùng này nhìn giống lươn chui rúc khá tích cực và linh động. Cá Chạch Culi là loài cá hiền, dễ nuôi, tập tính hoạt động và ăn về đêm.
Chúng thích đào bới. Thức ăn của chúng từ mồi sống (côn trùng, trùng chỉ…), thức ăn dư thừa ở đáy của bể cho đến thức ăn viên dạng chìm.
10/ Cá mún
Cá mún sinh hoạt được cả 3 tầng: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Chúng hiền lành, có nhiều màu sắc đa dạng để bạn lựa chọn, thích hợp nuôi chung với các loài cá nhỏ khác. Đặc biệt, cá mún cũng là loài cá ăn rêu tảo rất tốt nên được nhiều người chọn nuôi làm cá vệ sinh hồ.
Cá Cảnh Thủy Sinh – Shopee Cá Cảnh Thủy Sinh – Lazada
Video tham khảo các loại cá dọn bể thuỷ sinh hiệu quả
Với những kiến thức chia sẽ trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được loại cá phù hợp để làm sạch hồ cá của mình. Chúc bạn có những giờ phút thư giãn tuyệt vời khi ngắm hồ thủy sinh nhé.